Kích thước khổ giấy in : kích thước A5, kích thước A3, A4, A2, A1, A0, A6

Kích thước A5 là bao nhiêu ?

Kích thước khổ A4 là bao nhiêu ?

Kích thước A3 là bao nhiêu ?

Kích thước A0 là bao nhiêu ? 

Là các câu hỏi câu hỏi có hàng chục ngàn lượt tìm kiếm mỗi tháng trên google. Vậy kích thước khổ giấy là gì ? Tại sao người ta lại quan tâm đến kích thước các khổ giấy in ?

Trong bài viết dưới đây, Công ty in ấn Đăng Nguyên sẽ giới thiệu với các bạn về nguồn gốc, lịch sử và các loại kích thước. Bao gồm: kích thước A5, kích thước A3, kích thước A0, kích thước A1, kích thước A4, kích thước A6, kích thước A2.

Và các loại kích thước khổ giấy B, Khổ giấy C, khổ giấy D….

Kích thước các khổ giấy in
Kích thước các khổ giấy in

Lịch sử hình thành kích thước khổ giấy in

Trong lĩnh vực in ấn thì việc nhận biết các kích thước khổ giấy là rất quan trọng. Bởi vì, khi biết kích thước khổ giấy bạn mới có thể ứng dụng đúng vào việc sử dụng máy in, máy photocopy, máy scan……

Những kích thước khổ giấy được thiết lập chính thức từ năm 1975, dựa trên tiêu chuẩn gốc của Đức vào năm 1922. Khuôn khổ chuẩn mực và phổ biến nhất là kích thước khổ A4, kích thước A5 – phổ biến trong các tư liệu in ấn, photo văn phòng và học đường.

Cụ thể hơn, trong đó có kích thước khổ giấy A xuất phát từ tiêu chuẩn ISO 216 (International Organisation for Standards) dựa trên tiêu chuẩn DIN 476 của Đức.

Tiêu chuẩn ISO tất cả đều dựa trên nguyên tắc chiều dài căn bậc 2 của chiều ngang hoặc tỉ lệ 1:1.4142. Những kích thước khổ giấy sê-ri A này rất phổ biến ngày nay và ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động in ấn, văn phòng phẩm, bưu thiếp.

Kích thước các khổ giấy A
Kích thước các khổ giấy A

Khổ Giấy A

Kích thước khổ giấy bắt đầu bằng chữ cái ‘A’ được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay. Theo đó, chúng bao gồm nhiều loại kích cỡ khác nhau, giảm dần tỉ lệ theo 1 công thức nhất định, được đặt tên đánh số theo tứ tự từ A0, A1, A2, A3, A4, A5, A6, A7, A8, A9, A10, A11, A12, A13, A14, A15, A16, A17. Đây là 18 loại kích thước của loại khổ giấy A tiêu chuẩn trong in ấn mà bất kỳ.

Những khổ giấy trong những dãy khổ giấy A, B,C hiện tại đều được thiết kế theo hình chữ nhật.Trong đó tỷ lệ 2 cạnh chính là là căn bậc 2 của 2, xấp xỉ 1,414.

Đối với khổ giấy A0 quy chuẩn chi tiết là 1m2. các cạnh của khổ giấy kích thước A0 sẽ được xác định chính xác là 841×1189 mm.

Những khổ trong cùng dãy giấy có thể đa dạng, có thể có sự khác biệt song cần đảm bảo tiêu chuẩn khổ giấy được theo máy móc tự xác định lùi.

Cụ thể như sau, khổ giấy sau bắt buộc phải có diện tích bằng 50% diện tích khổ giấy trước. Cách chia đơn giản nhất cho người tìm hiểu chính là cắt khổ trước theo đường cắt song song với cạnh ngắn để có thể hình thành ra khổ sau.

Khổ Giấy B

Những khổ của dãy B theo quy chuẩn sẽ là những khổ giấy chuyên biệt. Công thức của khổ giấy B bằng trung bình nhân các khổ kế tiếp nhau của khổ giấy dãy A.

Khổ Giấy C

Những khổ của dãy C được quy định tính theo khổ dãy A và B. Công thức tính của khổ giấy này được thiết lập bằng cách lấy trung bình nhân những khổ của dãy A và B tương ứng.

Ngày nay, văn phòng công sở và những nơi sử dụng những loại giấy tờ in ấn thường dùng những khổ giấy có kích thước như sau:

Kích thước khổ giấy A thông thường

Kích thước A0

  • Kích thước A0 của khổ giấy A0 là 84,1 x 118,9 cm = 841 x 1189 mm.

Kích thước A1

  • Kích thước A1 của khổ giấy A1 là 59,4 x ,cm = 594 x 841 mm.

Kích thước A2

  • Kích thước A2 của khổ giấy A2 là 42,0 x 59,4 cm = 420 x 594 mm.

Kích thước A3

  • Kích thước A3 của khổ giấy A3 là 29,7 x 42, 0 cm = 297 x 420 mm.

Kích thước A4

  • Kích thước A4 của khổ giấy A4 là  21,0 x 29,7 cm = 210 x 297 mm.

Kích thước A5

  • Kích thước A5 của khổ giấy A5 là 14,8 x 21,0 cm= 148 x 210 mm.

1 số kích thước khổ giấy A khác

  • Kích thước của khổ giấy A6 là 10,5×14,8 cm=105×148 mm.
  • Kích thước của khổ giấy A7 là 7,4×10,5 cm= 74×105 mm.
  • Kích thước của khổ giấy A8 là 5,2×7,4 cm = 52×74 mm.
  • Kích thước của khổ giấy A9 là 3,7×5, 2 cm= 37×52 mm.
  • Kích thước của khổ giấy A10 là 2,6×3,7 = 26×37 mm.
  • Kích thước của khổ giấy A11 là 1,8×2,6 cm =18×26 mm.
  • Kích thước của khổ giấy A12 là 1,3×1,8 cm = 13×18 mm.
  • Kích thước của khổ giấy A13 là 0,9 ×1,3 cm = 9×13 mm.

Kích thước khổ giấy A được áp dụng phổ biến nhất trong các hoạt động như : in sách, in vở học sinh, in sổ tay, in catalogue, in tài liệu……

Các loại giấy in
Các loại giấy in

Bạn có thể tìm hiểu về các loại giấy in : tại đây

Kích thước của khổ giấy B thông thường

  • Kích thước của khổ giấy B0 là 1000×1414 mm=1000 × 1414  cm
  • Kích thước của khổ giấy B1 là 707×1000 mm=  70,7 × 100,0 cm
  • Kích thước của khổ giấy B2 là 500×707 mm = 50, 0 × 70,7 cm
  • Kích thước của khổ giấy B3 là 353×500 mm = 25, 0 × 35, 3 cm
  • Kích thước của khổ giấy B4 là 250×353 mm = 25,0 × 35,3 cm
  • Kích thước của khổ giấy B5 là 176×250 mm = 17,6 × 25,0 cm

1 số kích thước khổ giấy B khác

  • Kích thước của khổ giấy B7 là 88×125 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B8 là 62×88 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B9 là 44×62 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B10 là 31×44 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B11 là 22×31 mm.
  • Kích thước của khổ giấy B12 là 15×22 mm.

Kích thước của khổ giấy C thông thường

  • Kích thước của khổ giấy C0 là 917×1297 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C1 là 648×917 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C2 là 458×648 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C3 là 324×458 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C4 là 229×324 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C5 là 162×229 mm.

Một số kích thước khổ giấy C khác

  • Kích thước của khổ giấy C6 là 114×162 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C7 là 81×114 mm.
  • Kích thước của khổ giấy C8 là 57×81 mm.

Kích thước khổ giấy D

Trong kích thước của khổ giấy còn có kích thước của khổ giấy D và E. Tuy nhiên ở Việt Nam, những loại kích thước này rất ít được sử dụng.

Có rất nhiều khổ giấy khác nhau, tùy vào mỗi công việc văn phòng mà người sử dụng lựa chọn các kích thước khổ giấy văn phòng phù hợp.

Hy vọng qua bài viết này của In Đăng Nguyên, các bạn đã nhận biết được về kích thước các khổ giấy, kích thước a5, kích thước a3, kích thước a0, kích thước a4…..

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết :

Nhận biết kích thước namecard chuẩn với đơn vị cm, mm, inch

Chúc các bạn thành công !!!

Bài viết liên quan

Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Với sự phát triển của công nghệ, ngày càng có nhiều phương tiện quảng cáo mới xuất hiện, mang đến cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn hơn để tiếp cận […]

In ấn là một công việc thường xuyên gặp phải trong học tập, công việc và cuộc sống. Việc in ấn tài liệu, hình ảnh full khổ giấy A4 giúp cho nội dung được hiển thị rõ ràng, đầy đủ và dễ nhìn hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết cách in full khổ […]

In bìa folder là một dịch vụ thiết yếu cho các doanh nghiệp, tổ chức nhằm lưu trữ và trình bày tài liệu một cách chuyên nghiệp. Bìa folder được thiết kế và in ấn theo yêu cầu giúp thể hiện bản sắc thương hiệu, tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng và đối […]

Sticker trang trí sổ tay là một trong những vật dụng không thể thiếu cho những ai yêu thích sáng tạo và cá nhân hóa sổ tay của mình. Thay vì mua những bộ sticker có sẵn, bạn hoàn toàn có thể tự tay sáng tạo những mẫu sticker độc đáo theo sở thích của […]

Kẹp file là một loại vật dụng văn phòng phẩm được sử dụng để đựng tài liệu, hồ sơ. Kẹp file có nhiều loại khác nhau, được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, với kích thước và kiểu dáng đa dạng. Ở bài viết dưới đây , chúng tôi sẽ giới thiệu đến các […]