Kinh nghiệm căn chỉnh màu sắc trong thiết kế và in ấn offset
Căn chỉnh màu sắc thiết kế trong in ấn offset từ bao lâu nay vẫn là vấn để muôn thuở của bất kỳ người thiết kế nào. Vì sao ư vì những gì chúng ta nhìn thấy trên máy tính chỉ chính xác được khoảng >80% những gì máy in offset in ra. Vậy vấn đề việc căn chỉnh màu sắc trong thiết kế và in offset nằm ở đâu? Và làm sau để màu sắc in ra theo đúng ý của người thiết kế ? Trong bài viết này chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu và phân tích nhé.
Căn chỉnh màu sắc trong thiết kế và in ấn offset
Hầu hết các nhà thiết kế được đào tạo bài bản hay chuyên sâu trong các trường lớp hay trung tâm chủ yếu được học về thiết kế. Mấu chốt công viêc của nhà thiết kế là tiếp nhận thông tin của khách hàng là lên ý tưởng trình bày lại cho khách hàng xem.
Do vậy việc đi sâu vào cách trình bày ý tưởng, điều khiển các công cụ hỗ trợ thiết kế, tư vấn thì các nhà thiết kế am hiểu hơn ai cả. Tuy nhiên việc máy in offset vận hành hiệu quả thế nào ra sao thì các designer thường phải mất 1 thời gian trực tiếp làm việc mới hiểu được.
Trong bài viết dưới đây, chúng tôi phân tích dưới tôi sẽ chia sẻ các vấn đề hay xảy ra và các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro khi in ấn nhé và việc căn chỉnh màu sắc trong in ấn offset.
Xem bài : Tìm hiểu về kỹ thuật in offset phổ biến nhất hiện nay
Các yếu tố ảnh hưởng đến màu sắc trong in offset
Cùng là 1 bản thiết kế nhưng khi bạn in tại các cơ sở in ấn offset khác nhau thì màu sắc sẽ có độ lệch nhất định ~3-5%. Lý do vì sao ư? 4 điều dưới đây tôi sẽ trình bày:
+ Máy in (mức độ ảnh hưởng 40%): Các máy in offset Việt Nam tại các xưởng in trên thị trường (trừ các máy in offset dùng in sách báo tạp chí cho các tạp chí hay bộ giáo dục) hầu hết là máy in cũ của Nhật Bản có tuổi đời >10 năm nhập từ các nguồn khác nhau về nước.Do vậy sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng bản in. Áp lực của các con lô phải vừa đủ và ổn định để màu sắc ra được chuẩn xác. Ngược lại áp lực thừa hay thiết thì dĩ nhiên màu sắc sai lệch không kiểm soát được.
+ Mực in (mức độ ảnh hưởng 15%): chắc vấn đề này mình không cần nói dài vì các bạn cũng hiểu mực càng tốt thì độ chính xác màu sắc càng cao.
+ Thợ in ( mức độ ảnh hưởng 40%): Người thợ in kinh nghiệm có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng bài in như: tăng giảm áp lực lô mực, căn chỉnh 4 màu CMYK cho khớp… có thể nói thợ in offset như là 1 nghệ sỹ với chiếc máy của mình vậy.
+ Các yếu tố khác (5%): Giấy in, thời tiết nhiệt độ, độ ổn định điện áp….
Xem bài : Màu đen có ý nghĩa gì ? Ý nghĩa của màu đen trong thiết kế ?
Giải pháp giảm rủi ro trong in ấn offset
Cẩn thận không bao giờ là thừa: với các bài in lớn việc bạn cẩn thận không bao giờ là thừa. Trong các khâu bạn cần hết sức cẩn thận thà mệt 1 tẹo trôi bài in còn hơn đi làm lại vừa tốn kém vừa mất nhiều thời gian và mang sự bực tức trong người, quan trọng nhất bạn bị khách hàng đánh giá không chuyên nghiệp.
– In test 2 bản: 1 bản duyệt màu với khách hàng và 1 bản cung cấp cho thợ in để thợ in bám theo. Và hãy nói với khách hàng việc in test sẽ chính xác >90% so với in offset.
– Máy in test nào có màu giống với in offset nhất: Trên thị trường in nhanh, in test hiện nay có 4 dòng máy in HP Indigo, Konica Minolta, Fuji Xerox và Ricoh mỗi dòng có 1 ưu điểm khác nhau tuy nhiên tôi hay chọn máy Fuji Xerox để canh màu khi in offset (tham khảo bài viết khi nào cần in offset, in laser in test, hoặc in phun)
– Màu in khó nhất là màu nền bệt: Khi bạn in trên trang giấy chỉ có 1 màu tràn hết trang, bạn lưu ý phải chọn những máy in offset chất lượng cao đủ áp lực để màu được đều không bị những gợn li li làm giảm thẩm mỹ bản in
– Nhớ lại điều đầu tiên “cẩn thận không bao giờ là thừa” nếu có thể bạn thiết kế hãy có mặt kiểm tra màu sắc bản in khi thợ in offset bắt đầu in đến bài in của bạn để việc căn chỉnh màu sắc in offset được chính xác tốt nhất. Vì những bản in đầu tiên in ra có vấn đề lúc đó việc bạn dừng in vẫn còn kịp thời để sửa chữa.
– Màu sắc khi cán nilong sẽ có chút thay đổi so với khi chưa cán: cán mờ màu sẽ trầm hơn chút xíu còn cán bóng màu sẽ sáng hơn 1 chút xíu.
– Tự tạo bảng màu: nếu bạn thường xuyên in ở 1 nhà in tốt nhất bạn nên thiết kế bảng màu pantone riêng của bạn với nhà in đó, và in tại máy in mà bạn hay in, đó coi như là 1 ngôn ngữ giao tiếp màu sắc thiết kế của bạn với máy in đó và các bản in sẽ đc in ra, giúp bạn nhận biết màu sắc được chính xác nhất.
Trên đây là những kinh nghiệm của tôi về việc căn chỉnh màu sắc khi in ấn offset chia sẻ cùng các bạn. Nếu các bạn thấy đúng hoặc cần gì góp ý thêm hy vọng các bạn commnet bên dưới nhé. Chúc các bạn có những bản in thật đẹp!
Xem bài : Ý nghĩa của màu nâu ? Các sản phẩm in ấn màu nâu có nghĩa gì ?
Liên hệ in ấn và thiết kế
Công ty in ấn Đăng Nguyên
Hotline : 0914 006 627 (Mrs. Mai) – Email : indangnguyen@gmail.com
Website : indangnguyen.com – Facebook : https://www.facebook.com/indangnguyenhanoi/