Sự thật về cuốn sổ tay ghi nhớ của Leonardo Da Vinci
Leonard da Vinci là ai ?
Leonardo da Vinci có lẽ là một trong những người toàn tài nhất trong lịch sử loài người. Ảnh hưởng của ông vô cùng rộng lớn. Những ý tưởng, thiết kế của ông đặt nền móng cho khoa học, công nghệ và nghệ thuật. Nó xuyên suốt từ thời đại Phục hưng cho châu Âu cho đến tận bây giờ.
Gọi ông là một nhà khoa học hay một kỹ sư vĩ đại đều đúng cả. Nhưng có lẽ da Vinci nổi tiếng nhất với chúng ta như là một hoạ sĩ bậc nhất, một thiên tài hội hoạ. Hai bức tranh nổi tiếng của ông, nàng Mona Lisa và Bữa tối cuối cùng. Chúng được coi là hai trong số những tác phẩm hội hoạ vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại.
Xem tiểu sử về ngai Leonardo da Vinci : tại đây
Những cuốn sổ tay của Leonard da Vinci
Leonardo Da Vinci có thói quen ghi chép có hệ thống. Truyền thống gia đình ông vốn là những người ghi chép thuế (notary). Cuộc đời của ông và những bí ẩn đằng sau những tuyệt tác ông để lại với đời, đã được khôi phục và biết đến một phần nhờ những cuốn sổ này.
Nguồn gốc cuốn sổ tay Leonard da Vinci
Mỗi khi đi đến một nơi mới, ông quan sát con người, cuộc sống và ghi chép lại cách họ sinh hoạt đối xử với nhau. Trước khi vẽ một bức tranh, ông xem xét tình thế xã hội và cảm xúc, ghi chép lại nó trong cuốn sổ tay mà ông luôn đeo ở thắt lưng. Những cuốn sổ tay, hay còn gọi là zibaldone trong tiếng Ý. Sổ tay được người La Mã cổ có học hành đem theo để ghi chép. Tuy nhiên, nội dung những cuốn sổ tay của da Vinci thì có lẽ là độc nhất.
Những ý tưởng đi trước thời đại có lẽ chỉ có trong đầu của một thiên tài như ông. Trong những cuốn sổ tay này người ta cũng tìm thấy những ý tưởng khoa học và công nghệ. Những loại máy móc mà ông tưởng tượng ra từ thế kỷ 15, mà phải mãi đến thế kỷ 19-20 người ta mới phát minh ra nó. Bao gồm cả : máy bay, động cơ tàu, … Tỷ phú Bill Gates là một trong những sở hữu của người may mắn sở hữu một trong những bản viết tay này.
Ngày nay người ta tìm ra khoảng 7,200 trang viết tay của da Vinci. Họ ước tính nó khoảng 1/4 những gì ông đã từng viết. Số đó nhiều hơn những email và giấy tờ điện tử mà Steve Jobs từng viết trong những năm 90s. Một điều bí ẩn là da Vinci thường ít khi ghi lại ngày tháng trên những trang viết tay của mình.
Tại sao đó là những cuốn sổ tay thú vị đầy bí ẩn ?
Một điều thú vị nữa là giấy viết thời đó còn đắt đỏ, nên da Vinci tận dụng từng tí một trong sổ tay của mình. Ông viết ra ngoài lề và trên từng góc cạnh của một trang giấy. Ban đầu ông viết về những thứ mà ông coi là có ích cho công việc của mình. Sau đó ông viết theo trí tò mò, bởi ông không chỉ quan tâm đến mọi thứ hoạt động như thế nào. Ông còn tò mò nguyên lý vì sao nó lại thế.
Vẻ đẹp của những cuốn sổ tay này là nó bao gồm rất nhiều ý tưởng dang dở (half-finishes ideas). Nó thể hiện thiên tài tưởng tượng vượt thời gian của da Vinci. Một điều mà người quan tâm hội hoạ cũng biết là rất nhiều bức tranh của da Vinci đều dang dở. Ngoại trừ bức tranh vẽ nàng Mona Lisa bởi nó hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ. Albert Eistein đã từng nói “Imagination is more important than knowledge.” (Tạm dịch : trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến thức, bởi kiến thức đưa ta từ A đến B. Còn trí tưởng tượng đưa ta đến bất cứ nơi nào ta muốn.)
Đặc điểm nổi bật trong những cuốn sổ tay của da Vinci là : lượng thông tin ông đưa vào chỉ trong một trang giấy. Những nét vẽ của ông không đơn giản chỉ mang tính trừu tượng như những hoạ sĩ khác. Nó được khắc hoạ dưới sự tính toán chi tiết và tỉ mỉ. Những gạch nối giữa các đối tượng trong bức vẽ thường thể hiện sự tương quan hình học không gian và sự tương đồng giữa các đối tượng. Ví dụ như : giữa các loài thực vật và con người mà sau này khoa học di truyền chỉ ra. Người ta cũng tìm ra một trang sổ tay, da Vinci viết công thức nhuộm tóc. Nó được viết bởi da Vinci khi ông bước qua tuổi 30 và tóc đã bắt đàu ngả màu xám.
Có gì trong cuốn sổ viết tay của ông ?
Một trang sổ tay chưa từng được biết đến của danh họa Leonardo Da Vinci đã tiết lộ, ngay cả bậc thiên tài cũng phải viết ra danh sách “Những việc cần làm” để không bị quên việc.
Trong danh sách được viết khoảng năm 1510 này, Leonardo liệt kê cả những việc rất bình thường như cho chó đi dạo, lấy đồ từ hàng giặt khô hay mua sơn, cọ vẽ. Tuy nhiên, không khó để tìm thấy trong đó những hạng mục rất khác người như “xin/lấy sọ người”, để hoàn thành cuốn sách về giải phẫu học. Hay “miêu tả xương hàm của một con cá sấu”.
Không chỉ là một danh họa bậc thầy của thời Phục hưng. Leonardo Da Vinci còn được coi là một nhà khoa học tiên phong với nhiều phát minh vĩ đại.
Trang sổ tay này sẽ được trưng bày trong một cuộc triển lãm tại The Queen’s Gallery, Cung điện Buckingham (Anh), cùng với hơn 80 trang viết khác của Leonardo Da Vinci.
Leonardo cũng viết ra danh sách những thứ cần mang theo. “Bên cạnh những vật dụng hàng ngày như áo, tất và khăn. Ông ấy còn liệt kê cả các công cụ giải phẫu như kẹp forceps, dao mổ và cưa xương”.
“Không lâu sau đó, chúng tôi biết được ông ấy chuẩn bị giải phẫu các tử thi trong trường y của Đại học Pavia, miền nam Milan.
Hầu hết các trang trong cuốn sổ tay đều chủ yếu dùng để ghi chép các quan sát giải phẫu của bậc danh họa. Chỉ có 1 trang này là cho ta một cái nhìn về đời sống cá nhân của bản thân ông.
Bài học bổ ích từ cuốn sổ tay cá nhân của Leonardo Da Vinci
Ngày nay, việc sở hữu cho mình 1 cuốn sổ tay ghi chép cá nhân giúp ích rất nhiều trong công việc lẫn cuộc sống hàng ngày.
Từ cuốn sổ tay ghi chép cá nhân của Leonardo Da Vinci, chúng tôi đã tổng hợp được những quan niệm, bài học bổ ích mà mọi người có thể tham khảo.
Mỗi chúng ta có thể biết rằng cách trong một khoảnh khắc có thể nhìn tất cả mọi việc. Hành động nhanh nhất có thể làm. Trong khoảnh khắc nhìn đó chúng ta thấy muôn hình vạn trạng nhưng thực tế chỉ có thể quan sát thấy rõ thấy một vật mà thôi.
Bạn có thể trong khoảnh khắc nhìn toàn bộ trang giấy. Nhưng không thể nhìn thấy toàn bộ nội dung trong trang, nội dung các chữ. Bạn có thể nhìn từ này nối từ kia, dòng này nối dòng kia để có thể hiểu được các chữ.
Đừng bắt đầu bước thứ 2 khi chưa có kiến thức vững chắc và thực hành bước 1. Bạn sẽ phí thời gian và kéo dài thời gian việc học của bạn. Hãy nhớ phải đạt được độ siêng chứ không phải độ nhanh.
Trò kèm là người không có thể vượt được chính người thấy của mình.
Họa sĩ chỉ vẽ giỏi một thứ như tranh khoản thân, đầu người, phong cảnh thì không đáng khen vì chẳng ai ngu đến mức không làm được việc gì thật tốt khi tập trung chuyên tâm rèn luyện vào việc đó.
Nguồn : Sưu Tầm Internet
Địa chỉ cung cấp sổ tay, sổ ghi chép, sổ lập kế hoạch
Nếu bạn muốn sở hữu cho 1 mình cuốn sổ tay đẹp, hãy liên hệ với IN ĐĂNG NGUYÊN – chúng tôi là cơ sở sản xuất sổ tay đẹp, Sản xuất sổ theo yêu cầu, in sổ theo yêu cầu, cung cấp các loại sổ tay bìa da, sổ tay ghi chép, sổ tay lò xo, sổ da cao cấp, sổ da quà tặng, sổ còng, sổ dán……
HOTLINE : 0914 006 627 – Email : indangnguyen@gmail.com