Phương pháp xác định định lượng giấy
Định lượng giấy là đơn vị đo khối lượng theo diện tích của giấy. Định lượng giấy được xác định bằng khối lượng của các loại giấy đó tương ứng với một đơn vị diện tích chuẩn.
Đối với giấy in, định lượng được tính bằng cách lấy thương số giữa khối lượng (gam) trên diện tích (mét vuông) và được ký hiệu là gsm.

Xem Nhanh
Xác định định lượng giấy để làm gì ?
Khi in ấn người ta rất quan tâm đến định lượng giấy và rất nhiều người hỏi định lượng giấy là gì? Bởi chúng tác động đến rất nhiều yếu tố như:
- Nếu định lượng giấy quá lớn chúng sẽ gây nặng nề cho bản in và không thích hợp cho một vài tiêu chí in khác.
- Nếu định lượng giấy quá nhỏ, chúng thường không đáp ứng các yêu cầu về độ cứng, bởi khi giấy quá mỏng chúng cũng trở nên mềm hơn.
Nhờ định lượng giấy này người dùng có thể sử dụng chúng như là một căn cứ để quyết định chúng có những tính chất về độ dày, độ cứng… để sử dụng cho mục đích của mình.
Tuy nhiên, các ký hiệu này dường như được lược bỏ bởi các phong cách ngôn ngữ nói hằng ngày, người ta chỉ đọc những chỉ số trước của chúng, ví dụ: định lượng giấy là 100 gsm người ta chỉ đọc chúng là định lượng giấy 100.
- Lưu ý: Khối lượng khác với định lượng, định lượng khác với trọng lượng.
- Cách tính định lượng giấy: Khối lượng (gam)/ diện tích (m2).
Định lượng giấy A4 là 70gsm với diện tích 0.21x 0.279 = 0.05859 (m2).
Vậy làm thế nào để xác định định lượng giấy chính xác. Cùng Indangnguyen.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây !
Điều kiện xác định định lượng giấy
Giấy và các vật cần đo phải được đặt trong môi trường chuẩn:
- Môi trường chuẩn:
- Độ ẩm tương đối: 50+/-2%
- Nhiệt độ: 23+-/1°C
- Độ cao so với mặt nước biển: ≤ 300 mét
- Gió: không quá 1 mét/giây
- Ánh sáng: tránh những nơi có phát ra các nguồn hồng ngoại, tử ngoại
Giấy phải được đặt trong môi trường chuẩn một khoảng thời gian đủ để nhiệt độ, độ ẩm của giấy và môi trường cân bằng, ít nhất là 24 giờ.
Xem bài viết :
Tiêu Chuẩn Việt Nam về quy định sử dụng khổ giấy
Mẫu giấy cần xác định
Mẫu để đo phải đạt độ đồng đều tương đối về độ dày, về phân bổ khối lượng riêng, về nhiệt độ, độ ẩm tại các vị trí khác nhau (trên tờ giấy và giữa các tờ giấy với nhau).
Thiết bị đo định lượng
-
Cân Scaltec có sai số 0.001~0.0001g
-
Ẩm kế Haar của Đức
-
Nhiệt kế kỹ thuật số
- Dao cắt mẫu phải chính xác, có sai số ± 1% diện tích cắt cần thiết
- Khuôn cắt mẫu có dạng hình chữ nhật hoặc tròn
- Cân có sai số cho phép ± 0,5% và độ nhạy ± 0,2% khối lượng thật của vật cần cân
- Ẩm kế có khả năng đo được độ ẩm không khí chính xác tới ±1%
- Nhiệt kế phải được chia độ chính xác tới 0,2 °C
Điều hoà kết quả
Kết quả đo được tính theo công thức
- {\displaystyle g={\frac {m}{A}}*10000}
trong đó:
- g: định lượng tính bằng g/m²
- m: khối lượng đo tính được của một mẫu thử tính bằng gam
- A: diện tích mẫu thử tính bằng cm²
Kết quả lấy đến ba chữ số có nghĩa. Độ chính xác của phép đo được xác định qua độ lập lại (cùng một mẫu thử, cùng một người thao tác, trên cùng một máy đo trong cùng một phòng thí nghiệm) và độ tái lập giữa các phòng thí nghiệm (cùng một mẫu thử, được thực hiện trong các phòng thí nghiệm khác nhau)
Đơn vị xác định định lượng
- Gam trên mét vuông là đơn vị đo theo chuẩn quốc tế ISO
- Tại các nước sử dụng đơn vị đo theo tiêu chuẩn Mỹ, người ta sử dụng pound trên inch vuông
- {\displaystyle {\begin{array}{lcl}1\ \mathrm {lb} &\equiv &453.59237\ \mathrm {g} \\1\ \mathrm {in} &\equiv &0.0254\ \mathrm {m} \\&\therefore &\\1\ {\frac {\mathrm {lb} }{\mathrm {in^{2}} }}&=&{\frac {\mathrm {453.59237} }{\mathrm {0.00064516} }}{\frac {\mathrm {g} }{\mathrm {m^{2}} }}\\&\approx &703,069.58{\frac {\mathrm {g} }{\mathrm {m^{2}} }}\end{array}}}
Nguồn : Internet